Nhân viên y tế thực hiện việc kiểm soát, khử khuẩn tại nhà hàng nơi bệnh nhân 447 làm việc
Bệnh nhân 448 là nữ, 21 tuổi, ở xã Ea Tiêu, Huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk. Từ ngày 22/6-17/7, bệnh nhân thực tập tại Bệnh viện Đà Nẵng.
Ngày 20/7 bệnh nhân bị sốt, đau họng. Ngày 27/7/2020, bệnh nhân đến điều trị tại Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên. Ngày 28/7, bệnh nhân được lấy mẫu xét nghiệm, kết quả khẳng định mắc Covid-19.
Bệnh nhân 449 là nam, 57 tuổi, quốc tịch Mỹ, sống ở phường Hòa Khánh Bắc, quận Liên Chiểu, Đà Nẵng.
Ngày 26/6, bệnh nhân sốt, ho, khó thở, đau mình và nhập viện Bệnh viện Hoàn Mỹ Đà Nẵng. Ngày 6-20/7, bệnh nhân chuyển điều trị tại Bệnh viện Đà Nẵng.
Ngày 20/7, bệnh nhân chuyển đến Bệnh viện Chợ Rẫy TP.HCM. Ngày 21-27/7, bệnh nhân chuyển đến Bệnh viện Quốc tế City TP.HCM. Ngày 28/7, bệnh nhân được lấy mẫu xét nghiệm, kết quả khẳng định mắc Covid-19.
Bệnh nhân 450 là nữ, 46 tuổi, là người chăm sóc bệnh nhân 449. Ngày 26/7, bệnh nhân có triệu chứng sổ mũi, mỏi cơ, mệt mỏi. Ngày 28/7, bệnh nhân được lấy mẫu gửi Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP.HCM, kết luận dương tính với SARS-CoV-2.
Như vậy đến chiều 29/7, Việt Nam đã ghi nhận 450 ca mắc Covid-19, trong đó chỉ riêng 5 ngày qua phát hiện 34 ca mắc Covid-19 trong cộng đồng tại 6 tỉnh gồm: Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Hà Nội, TP.HCM và Đắk Lắk. Trong đó chỉ tính riêng các ca bệnh liên quan đến Bệnh viện Đà Nẵng là 25 người.
Do số ca mắc tăng, liên tiếp những ngày qua, số lượng người phải cách ly, theo dõi sức khoẻ trên cả nước cũng tăng nhanh. Hiện tại, con số này đã vượt qua 16.000 người, trong đó 375 người đang cách ly tại bệnh viện, gần 13.000 người đang cách ly tập trung, hơn 3.300 người đang cách ly tại nhà, nơi lưu trú.
Thúy Hạnh
Chiều 29/7, Bộ Y tế công bố lịch trình di chuyển chi tiết của 8 Covid-19 mới được công bố, bao gồm các bệnh nhân từ 439 đến 446.
" alt=""/>Hà Nội, TP.HCM ghi nhận ca Covid1. Tuyệt đối không liều lĩnh vượt ngầm tràn
Trên các tuyến đường miền núi, vùng cao thường có ngầm tràn cắt ngang qua đường. Thực tế đã có rất nhiều trường hợp xe trôi, tai nạn khi lái xe liều lĩnh lao qua ngầm tràn để sang bờ bên kia.
Khi mực nước dâng cao, xe lao xuống nước không khác gì chiếc thuyền. Nước sẽ đẩy xe nổi bồng bềnh mất kiểm soát và nhanh chóng cuốn trôi, đặc biệt nguy hiểm.
Do vậy lái xe cần cẩn trọng đánh giá kỹ tình hình và không nên lao xe ra giữa dòng, đánh đu với tử thần. Trong những trường hợp này, dừng xe chờ nước rút xuống mức an toàn luôn là một quyết định khôn ngoan.
2. Cảnh giác những đoạn đường sạt đất, lở đá
Mạng xã hội vừa chia sẻ hình ảnh một chiếc xe bán tải bị cuốn xuống vực trong chớp mắt. Chiếc xe bán tải phải “chôn chân” trên nền đất mềm, trong khi đó đất cát từ vách sạt lở dần rồi kéo phương tiện này xuống vực. Chủ xe không thể làm gì hơn ngoài việc đứng nhìn xe trôi.
Khi tham gia giao thông tới những địa hình phức tạp, đặc biệt sau mưa lũ, chủ xe cần dừng xe nơi an toàn, xuống thăm dò đường, xem lượng bùn đất cao tới đâu, liệu xe có thể qua được hay không. Từ đó đưa ra quyết định đi tiếp hay dừng lại, tránh để sa lầy vào tình thế tiến thoái lưỡng nan, có thể gây hậu quả nghiêm trọng như trong tình huống xe bán tải nêu trên.
Chủ xe cũng cần đặc biệt chú ý việc đất đá sụt lở từ trên xuống nền đường, có thể có những tảng đá lớn lăn xuống đè bẹp xe, nguy hiểm tính mạng.
3. Duy trì khoảng cách thích hợp
Lái xe cần duy trì đối với các xe đi trước, không nên chạy song song với xe ô tô nào. Quan sát đường đi của xe trước để có thể chủ động tránh những bất trắc mà xe trước đã gặp phải.
Hãy cố gắng chạy xe ở giữa làn đường, vì ở 2 bên đường thường trũng, lượng nước ngập nhiều hơn.
4. Không đi gần những xe trọng tải lớn
Không nên đi gần những xe trọng tải lớn, bởi những dòng nước bắn ra từ những bánh xe kích cỡ lớn sẽ làm giảm tầm quan sát của bạn. Tuy nhiên, đừng cố vượt khi bạn chưa chắc chắn về tầm nhìn cũng như khả năng tăng tốc của xe mình.
Không nên vượt quá giới hạn mà tầm nhìn cho phép. Trời mưa to sẽ hạn chế tầm nhìn của tài xế. Chỉ vượt khi đã thực sự cảm thấy điều kiện vượt đủ an toàn. Lái xe cũng cần lưu ý đặc biệt trên những đoạn đường cua.
Trong điều kiện đường cua, mặt đường trơn ướt, khi phanh gấp khả năng cao xe sẽ bị văng, mất lái, mất kiểm soát, dễ dẫn tới tai nạn.
5. Bật đèn
Bật đèn cốt hoặc đèn sương mù ngay cả khi mưa nhỏ cũng như lúc trời âm u. Điều này không chỉ giúp bạn quan sát đường tốt hơn, mà còn giúp các lái xe khác thấy rõ bạn. Không nên bật đèn pha khi có xe chạy đối diện vì nó sẽ gây nguy hiểm cho cả hai khi lưu thông.
Trong điều kiện sương mù dày đặc, bạn nên dừng hoàn toàn việc di chuyển. Nếu buộc phải đi, bạn nên đi chậm với tốc độ dưới 10km/h và bật đèn khẩn cấp trong toàn hành trình.
6. Đi số thấp, giữ ga cao khi qua vùng nước ngập
Khi đi trong khu vực ngập nước, hay giữ tốc độ động cơ (vòng tua máy) cao để tránh nước lọt vào ống xả, khiến xe "chết máy". Với xe số sàn, nên để số 1, còn với xe số tự động có các số D1, D2… hãy chuyển về D1, cố gắng giữ vòng tua máy cao nhất ở mức có thể. Lưu ý khi mức nước ngập nửa lốp xe - tức là đã đến giới hạn không nên vượt qua. Với xe gầm cao, có thể đi qua nhưng không được để nước tràn qua mũi xe vào cửa gió và động cơ.
Đứng trước điều kiện đường ngập mênh mông, lái xe cần dừng xe thận trọng thăm dò độ sâu mực nước, lực chảy... từ đó đưa ra quyết định có cho xe đi tiếp hay dừng lại. Đây là lưu ý hết sức quan trọng. Không nên "nhắm mắt" ngồi trên xe "phi bừa", dễ gặp hậu quả đáng tiếc. Một kinh nghiệm: Nếu xe cùng loại phía trước đi qua đoạn ngập không mấy khó khăn thì xe mình cũng có thể vượt qua.
Khi đi qua khu vực ngập nước cố gắng tránh thời điểm có xe đi ngược chiều. Hai xe đi ngược chiều sẽ tạo sóng hoặc hắt nước ngược lên capo xe, gây nguy cơ nước tràn vào họng hút và khoang động cơ.
7. Lái xe tốc độ chậm rãi, thận trọng qua khu vực ngập nước
Không phóng xe tốc độ cao vào vũng nước, vì như vậy rất dễ bị nước sục vào họng gió, cũng như tạo "sóng nước", nguy hiểm cho các phương tiện giao thông khác. Ngoài ra khi lái xe tốc độ cao vào vũng nước, xe sẽ lập tức mất lái, có thể gây ra tai nạn tức thì.
8. Làm gì khi xe đột ngột chết máy?
Nếu xác định được nguyên nhân xe chết máy do nước tràn vào động cơ, lái xe tuyệt đối không khởi động lại động cơ, mà bật đèn khẩn cấp (đèn hazard, kí hiệu hình tam giác trên mặt tablo), sau đó gọi cứu hộ kéo xe về gara.
Việc khởi động lại động cơ khi nước xâm nhập buồng đốt, sẽ gây ra tình trạng thủy kích, cong tay biên, vỡ lốc máy, để lại hậu quả vô cùng nặng nề, có thể gây hỏng hoàn toàn cỗ máy và phải thay mới.
9. Tắt hết phụ tải
Khi lái xe vượt qua vùng ngập nước, bạn nên tắt toàn bộ các thiết bị phụ tải không cần thiết như: hệ thống điều hòa, âm thanh… để giảm tải cho động cơ.
10. Lưu ít nhất 1 số điện thoại cứu hộ
Bạn nên lưu ít nhất 1 số điện thoại cứu hộ và chắc chắn lưu đúng số, cũng như trung tâm cứu hộ đó vẫn đang hoạt động. Tốt nhất trước hành trình hãy chuẩn bị những số điện thoại cứu hộ cần thiết ở những nơi mình đi qua.
Theo Dân trí/ Xe +
Trân trọng mời bạn đọc gửi tin, bài, ảnh, video cộng tác về Ban Ô tô xe máy, email: [email protected]. Xin cảm ơn!
Xe Lào - Campuchia muốn sử dụng giấy tờ mẹ bồng con phải đóng lại số khung số máy. Đây cũng là ngón nghề mà không phải cũng biết và cũng có thể làm, bởi nó đòi hỏi kỹ năng rất cao trong nghề.
" alt=""/>Lái xe trong bão lũ: Mang theo ít nhất 1 số điện thoại cứu hộHàng chục chuyên gia đầu ngành về ung bướu các lĩnh vực cùng dồn sức hội chẩn ca bệnh nặng tại Điện Biên
Đến tháng 10/2019, bệnh nhân khó thở, đau ngực, quay lại Bệnh viện đa khoa tỉnh Điện Biên khám. Lúc này khối u đã di căn đến màng tim, màng phổi nhưng do kinh tế khó khăn nên chị L. chỉ điều trị triệu chứng.
Đến tháng 2 năm nay, khi tình trạng khó thở tăng nặng, bệnh nhân mới đồng ý điều trị hoá chất giảm nhẹ. Sau 5 chu kỳ, các triệu chứng khó thở, tức ngực thuyên giảm. Tuy nhiên ngay lần tái khám kế tiếp, khi thấy khối u tiến triển chậm, không ảnh hưởng nhiều sức khoẻ, bệnh nhân lại xin về, không điều trị.
Cách đây 3 tháng, bệnh nhân tiến triển nặng, khó thở nhiều, đau ngực phải âm ỉ, cơ thể suy kiệt kèm theo tràn dịch màng tim, màng phổi. Bác sĩ phát hiện ung thư di căn hạch thượng đòn kích thước 3x4 cm, gần màng tim có khối u kích cỡ 2,3 cm… Do cơ thể bệnh nhân quá yếu nên không thể dùng hoá chất.
Các chuyên gia tại Bệnh viện K nhận định, đây trường hợp ung thư buồng trứng tái phát giai đoạn cuối, đã di căn vào màng phổi, màng tim, chảy nhiều dịch, nhiều hạch dọc động mạch chủ bụng, hạch tiểu khung, kích thước hạch lớn nhất 3x2 cm, tiên lượng rất xấu.
Hình ảnh khối u và hình ảnh tràn dịch màng phổi của bệnh nhân L.
ThS.BS Lê Trí Chinh, Trưởng khoa Ngoai phụ khoa, Bệnh viện K đánh giá, tình trạng của bệnh nhân cần cấp cứu, can thiệp dẫn lưu màng tim, màng phổi. Với tình hình hiện tại, bác sĩ không thể can thiệp phẫu thuật.
“Điều rất đáng tiếc là từ tháng 10/2018, bệnh nhân đã tái phát nhưng đến tận tháng 2/2020 mới tiếp tục điều trị hóa chất. Thời gian bỏ trống quá dài, quá là đáng tiếc”, BS Chinh nói.
TS.BS Hàn Thị Thanh Bình, Phó khoa Nội 5 cho rằng, chỉ sau 6 tháng phẫu thuật từ giai đoạn 1C tiến triển di căn là rất nhanh. Sau đó bệnh nhân lại lỡ cơ hội điều trị, giờ phương án cuối là phải dùng hoá chất.
Tuy nhiên khi xem xét kỹ, các chuyên gia Bệnh viện K đánh giá, với trường hợp bệnh nhân L. nếu áp dụng phác đồ mới, tỉ lệ đáp ứng cũng chỉ dưới 20% và chỉ có thể duy trì tối đa 2-3 tháng.
Do đó, bác sĩ sẽ trao đổi kỹ với gia đình xem có nên tiếp tục điều trị hóa chất hay chăm sóc giảm nhẹ vì tình trạng bệnh nhân rất nặng.
PGS Quảng lưu ý cần ưu tiên dẫn lưu màng tim cho bệnh nhân để tránh chèn ép đường thở
PGS.TS Lê Văn Quảng, Giám đốc Bệnh viện K cho rằng, trường hợp không dùng hoá chất, cơ hội của bệnh nhân cũng 50-50, khi đó chỉ có thể dẫn lưu màng tim vì nếu chèn ép tim khó thở có thể tử vong ngay. Không thể dẫn lưu màng phổi cùng lúc vì dịch sẽ tiết liên tục khiến bệnh nhân mệt mỏi, suy kiệt nhanh hơn.
Ngoài ca bệnh nói trên, trong buổi hội chẩn từ xa, các chuyên gia đầu ngành của Bệnh viện K còn hội chẩn cho ca bệnh ung thư đại trực tràng di căn tại đầu Bệnh viện Ung bướu Nghệ An, ca ung thư Sarcom phần mềm di căn phổi, xương tại Bệnh viện đa khoa Hùng Vương, Phú Thọ.
Ngay trong buổi hội chẩn ngày 31/8, có 64 cơ sở y tế trong cả nước cũng theo dõi trực tiếp các ca bệnh để học hỏi, rút kinh nghiệm, điểm xa nhất là bệnh viện tuyến huyện tại Điện Biên.
PGS.TS Lê Văn Quảng, Giám đốc Bệnh viện K nhìn nhận, việc phát triển đề án hội chẩn từ xa trực tuyến trong thời điểm hiện tại thực sự mang lại rất nhiều ý nghĩa, vừa giúp đảm bảo giãn cách xã hội, vừa giúp giảm quá tải tuyến trên trong khi chất lượng chuyên môn tuyến dưới nâng cao thấy rõ.
“Dù khám chữa bệnh từ xa nhưng chất lượng không khác biệt nhiều lắm do tuyến dưới đã được chúng tôi đào tạo, đã nắm được kiến thức, khi không có thầy ở cạnh có thể thiếu tự tin, nhưng giờ thầy từ xa hỗ trợ trực tiếp thì khó ở đâu, chỉ cần thầy chỉ các trò sẽ làm được tiếp ngay”, PGS Quảng chia sẻ.
Người dân được hưởng các dịch vụ y tế tốt, chuyên môn cao ngay tại chính địa phương của mình, góp phần giảm bớt chi phí điều trị, giảm gánh nặng bệnh tật, tạo lòng tin và an tâm điều trị cho người bệnh.
Dù vậy, PGS Quảng cho rằng để hệ thống khám chữa bệnh từ xa thực sự có hiệu quả, ngoài việc các cơ sở y tế chuẩn bị tốt hạ tầng kết nối, rất cần hợp thức hoá các chi phí khám chữa bệnh để có cơ chế thanh toán phù hợp.
Thúy Hạnh
Để nâng cao chất lượng y tế cơ sở, Bộ Y tế yêu cầu 1 bác sĩ tuyến trung ương sẽ phải hỗ trợ cho ít nhất 10 thầy thuốc tuyến dưới.
" alt=""/>Hàng chục chuyên gia tìm cách cứu người phụ nữ ung thư chỉ còn sống 2 tháng